Bà Từ Thị Tuyết Nhung (hàng đầu, thứ 2 từ trái sang) rất xúc động và hãnh diện vì nhận được nhiều
tình cảm trân quý của bà con xã Thanh Xuân
Vì thế cần phải có tiêu chuẩn, hệ thống chứng nhận để giúp nông dân sau khi làm tốt có đầu ra. Đó chính là lý do PGS Việt Nam ra đời vào năm 2008 với sự giúp đỡ của tổ chức nông nghiệp hữu cơ lớn nhất thế giới IFOAM quốc tế, được hiểu là “Hệ thống đảm bảo có sự tham gia”, viết tắt là PGS.
Bà Nhung cho biết, những người tham gia, giám sát để cấp giấy chứng nhận PGS chính là nông dân, chứ không phải thanh tra ở bên ngoài. Trong hệ thống PGS, chính những người nông dân phải tham gia vào quá trình giám sát, thanh tra, tự chịu trách nhiệm với những sản phẩm của mình làm ra.
Ngoài ra, vai trò của PGS không chỉ đánh giá, giám sát chất lượng, cấp giấy chứng nhận mà còn có nhiệm vụ kết nối nông dân với thị trường, khác hẳn với hệ thống chứng nhận của bên thứ ba chỉ đánh giá, cấp giấy chứng nhận. Đặc biệt, hệ thống PGS hiện nay có chức năng rất nhân văn đó là giúp nông dân tự nâng cao năng lực và tự đảm bảo chất lượng có sự giám sát của các bên liên quan. PGS không phải là hệ thống nông dân tự cấp giấy chứng nhận, mà là các bên liên quan cùng nhìn vào, cùng thanh tra, cùng giám sát để đưa ra quyết định.
Vì thế, PGS ra đời để giúp nông dân tự đánh giá chất lượng của nông dân và giúp bà con kết nối với thị trường thông qua các nhà bán lẻ. Hiện PGS đã có ở hàng trăm quốc gia trên khắp thế giới, trong đó có nước tiên tiến như: Mỹ, Nhật Bản, Australia, EU…
Cuối cùng, bà Từ Thị Tuyết Nhung gửi lời cảm ơn tới bà con nông dân vì sự quyết tâm, dám nghĩ, dám làm để sản phẩm rau hữu cơ Thanh Xuân hiện nay rất có uy tín trên thị trường.
Hà Dũng – Tạp chí điện tử Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam