Chuẩn bị vào vụ ĐX 2018-2019, Chi cục Trồng trọt – BVTV tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức hội nghị để bà con nông dân tại các HTX tiếp tục đăng ký SX hơn 1.500 ha lúa, 100 ha lạc, 32 ha ngô, 58 ha đậu xanh, 28 ha rau theo dự án Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA).
 

Nông dân phấn khởi

Trong dự án Cải thiện nông nghiệp có tưới, tại Quảng Trị có 4 hợp phần, trong đó hợp phần 3 là “Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu” (CSA). Dự án này phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp Quảng Trị.

07-10-28_hong_phuong_1
Người dân đánh giá cao mô hình CSA do Chi cục Trồng trọt – BTVT Quảng Trị thực hiện

Ông Trần Văn Lương, Giám đốc HTX Quật Xá, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ cho biết vụ HT vừa qua ông làm 15 ha lạc giống của dự án CSA. Thấy rất hiệu quả vì làm nông mà được hỗ trợ quá nhiều, quá sướng nên vụ này HTX xin làm thêm 20 ha lạc giống và đăng ký cho vụ HT 2019 làm thêm 15 ha nữa.

Còn ông Lý Quốc, Giám đốc HTX Kỳ Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh cho biết, vụ HT 2018 HTX có 32 hộ dân làm 12ha ruộng mô hình CSA, lúa đạt năng suất, chất lượng cao. Dự án chuyển giao tiến bộ KHKT cũng như kinh phí mua giống, phân bón, chế phẩm vi sinh rất nhiều nên bà con phấn khởi. Vụ ĐX 2018-2019 này ông Quốc đăng ký nâng diện tích lên 20 ha lúa mô hình CSA cho các hội viên sản xuất.

Bà Nguyễn Hồng Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – BTTV Quảng Trị cho biết, sau hai năm triển khai thực hiện dự án đã hỗ trợ xây dựng được 15 mô hình SXNN ứng dụng thực hành CSA, trong đó 6 mô hình “Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích” với diện tích 438 ha cho 456 hộ nông dân tại xã Vĩnh Thủy, xã Vĩnh Lâm của huyện Vĩnh Linh; xã Gio Mỹ, xã Gio Thành, xã Gio Quang của huyện Gio Linh và xã Cam Thanh của huyện Cam Lộ trên đất 2 vụ lúa.

Ngoài ra còn 6 mô hình sản xuất cây trồng cạn gồm lạc, ngô, đậu xanh…áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng hàng hóa với quy mô 54 ha, đạt 80% so với kế hoạch. Mô hình sản xuất rau an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm với quy mô hơn 2ha tại phường Đông Thanh,TP Đông Hà.

Kết quả đo lượng phát thải khí nhà kính (CH4, N2O và CO2) ở mô hình CSA tại thôn Phước Thị, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh cho thấy khi áp dụng các biện pháp canh tác theo mô hình CSA thì tổng phát thải giảm từ 1,56 kg CO2/kg lúa (ở ruộng đại trà) xuống còn 0,9 kg CO2/kg lúa.

Bên cạnh đó, dự án đã hỗ trợ xây dựng các mô hình nhân rộng CSA trên cây lúa, cây màu, cây rau .Với mô hình nhân rộng CSA trên cây lúa đã thực hiện được hai vụ (ĐX 2017-2018 và HT 2018) với quy mô 647 ha tại các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ. Mô hình nhân rộng CSA trên cây màu thực hiện trong vụ HT 2018 quy mô 45ha tại các huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ. Mô hình nhân rộng CSA trên cây rau thực hiện trong vụ HT 2018 được 3ha tại huyện Vĩnh Linh.
 

Nhân rộng các mô hình

Ông Trần Thanh Hiền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị khẳng định giai đoạn 2019-2020 cần đẩy nhanh việc nhân rộng thực hành dự án CSA trên cây lúa và cây trồng cạn để đạt diện tích 5.400 ha. Vì vậy, vụ ĐX 2018-2019, Chi cục Trồng trọt- BVTV Quảng Trị tiếp tục triển khai thực hiện nhân rộng hỗ trợ các nội dung như giống, các loại vật tư mới như đạm nhả chậm, chế phẩm vi sinh, thiết bị sạ hàng, lên luống, gieo hạt, thiết bị tưới… cơ chế hỗ trợ một vụ trên một diện tích SX với các nội dung cụ thể.

Đối với cây lúa hỗ trợ 50% công cụ sạ hàng (định mức 01 cái/02 ha); 50% giống, 30% vật tư phân bón nhả chậm, 50% chế phẩm xử lý rơm rạ. Với cây màu hỗ trợ 50% công cụ gieo hạt lạc, đậu xanh và ngô (định mức 01 cái/01 ha), 70% giống lạc, đậu xanh và ngô đảm bảo phẩm cấp, 30% phân bón nhả chậm, 100% chế phẩm vi sinh và 100% bạt phủ nilon. Với cây rau hỗ trợ 50% hệ thống tưới tiết kiệm, 50% thiết bị như khay gieo hạt, khay đựng sản phẩm, lưới đen, 50% giống rau mới đảm bảo phẩm cấp, 100% chế phẩm vi sinh…

07-10-28_hong_phuong_2
Mô hình CSA sản xuất lúa tại huyện Gio Linh

Ông Trần Thanh Hiền hối thúc các HTX trên toàn tỉnh tiếp tục khẩn trương đăng ký thực hiện mô hình trước 15/11 để được hỗ trợ phục vụ SX. Ông Hiền cũng lưu ý thực hiện mô hình này nông dân phải chọn giống chất lượng tốt để đạt năng suất, sản lượng cao. Sở NN-PTNT giao Trung tâm Giống cây trồng – vật nuôi của tỉnh chịu trách nhiệm cung cấp đủ giống cho các HTX thực hiện.

Là một huyện sản xuất nông nghiệp, ông Hoàng Văn Vinh, Chủ tịch huyện Hải Lăng đánh giá rất cao mô hình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu mà Chi cục Trồng trọt- BVTV đang giúp nông dân thực hiện. Ông Vinh đề nghị các HTX trên địa bàn huyện khẩn trương đăng ký với Chi cục Trồng trọt- BVTV tỉnh để sớm triển khai vụ ĐX 2018-2019 và HT 2019.


source

Leave a Comment

Your email address will not be published.